Motto

Không thể không có trong nhà bạn!

Can’t not have in your home!


Thứ Bảy, 22 tháng 12, 2012

Merry Christmas & Happy New Year


Chúc quý khách hàng, bạn bè gần xa 
Noel hạnh phúc, năm mới tốt lành, thành đạt.
PF' 2013

Thứ Hai, 29 tháng 10, 2012

Chúc mừng



Sao thủy tinh Bohemia chúc mừng do.honza và các tác phẩm:
3 cuộc đời, chuyện Tây-Ta 
Truyền thống, trang phục dân tộc, Ẩm thực CH Séc
Nhân ngày Quốc khánh CH Séc 28.10.1918 - 28.10.2012

Đà Linh, Hữu Việt, Do.honza, Tân Đại sứ CH Séc tại Việt Nam H.E. Martin Klepétko,
dịch giả Dương Tất Từ trong buổi tọa đàm ra sách
nhân ngày Quốc khánh CH Séc tại nhà hàng bia Séc, 9 Hoàng Cầu

Chi tiết mời các bạn xem trên trang website:
http://www.vannghequandoi.vn/802/news-detail/392064/cua-so-van-nghe/ra-mat-%E2%80%9C3-cuoc-doi-%E2%80%93-chuyen-tay-ta%E2%80%9D-cua-do-honza-do-ngoc-viet-dung.html

http://giaitri.vnexpress.net/tin-tuc/sach/lang-van/dai-su-ch-czech-du-ra-sach-cua-tac-gia-vn-2280805.html

http://phongdiep.net/default.asp?action=article&ID=16491

và các trang mạng khác.

Thứ Sáu, 21 tháng 9, 2012

Thứ Sáu, 14 tháng 9, 2012

Chủ Nhật, 5 tháng 8, 2012

Tương lai chúng ta là Biển Đông

Xây dựng một Biển Đông hòa bình cũng chính là xây dựng một Biển Đông thịnh vượng ở đó các công ước và luật quốc tế cần được tôn trọng và thực thi, chủ quyền và quyền chủ quyền hợp pháp chính đáng của mỗi nước cần được các nước khác tôn trọng căn cứ vào lịch sử, đạo lý chứ không phải dựa trên sức mạnh.

Cuối cùng, các quốc gia có lợi ích trong khu vực sẽ cùng nhận thức một cách đúng đắn rằng nguồn năng lượng mà họ cần sẽ có được dễ dàng hơn, hiệu quả hơn và phù hợp với đạo lý hơn với tư cách một người bạn hàng, một đối tác chứ không phải một kẻ xâm lược.
Việt Nam có một quá khứ biển. Tổ tiên của chúng ta, những người con của vua Rồng, bốn ngàn năm trước đã theo cha đi về biển. Nền văn minh Văn Lang gắn liền với biển và tục vẽ mình của tổ tiên ta là bằng chứng cho thấy hoạt động kinh tế chủ yếu của dân tộc ta thời ấy là khai thác sông nước, khai thác biển. Sử sách cổ đại đã mô tả nhân dân ta như là những người "thông thạo thủy tánh, bơi lội như rái cá".
Trong khi nhiều dân tộc trên thế giới gọi quốc gia mình là đất, dân tộc Việt Nam có lẽ là dân tộc duy nhất gọi quốc gia mình là nước. Sông, biển không những là không gian sinh tồn quý giá đã nuôi dưỡng giống nòi Việt qua bao đời nay, sông, biển còn là lá chắn của độc lập dân tộc. Trong suốt lịch sử giữ nước, sức mạnh thủy quân Việt Nam, biểu lộ qua những chiến công chói lọi mang tên Bạch Đằng, Như Nguyệt, Chương Dương, Hàm Tử, Rạch Gầm... luôn luôn là yếu tố rất quyết định trong việc đánh bại ngoại xâm, bảo vệ toàn vẹn đất nước.
Ngày nay dân tộc Việt có một dải đất đẹp đẽ rộng trên 330 ngàn cây số vuông nằm ven bờ Biển Đông, tựa lưng vào Trường Sơn, chạy dài từ dãy Nam Quan đến mũi Cà Mau, với gần 3.300 cây số bờ biển. Nhưng có bao nhiêu sách giáo khoa địa lý dạy con em chúng ta rằng Việt Nam còn có biển, có một thềm lục địa rộng trên 2 triệu cây số vuông, gấp bảy lần diện tích của đất liền, có một vùng đặc quyền kinh tế biển rộng trên 1 triệu cây số vuông, rằng chúng ta có trên 4.000 đảo lớn nhỏ, trong đó Phú Quốc có diện tích xấp xỉ Singapore, quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa giàu khoáng sản, dầu lửa, khí đốt. Hình như có lúc nào đó chúng ta đã quên biển và biển đã trở nên xa lạ và thù nghịch.



Có một lúc nào đó, chúng ta chỉ biết cố sức chắt từng giọt sữa từ đất mẹ. Nhưng với 90 triệu dân, chúng ta chỉ có được 7,7 triệu hécta đất canh tác, bình quân mỗi đầu người dân Việt chỉ có 0,085 hécta, mỗi nông dân có 0,2 hécta, thấp xa so với tiêu chuẩn đất canh tác tối thiểu quy định bởi Liên Hiệp Quốc là 0,4 hécta. Hiện nay, chúng ta có thể tự hào là một trong những nước xuất khẩu gạo hàng đầu trên thế giới với 7 triệu tấn gạo xuất khẩu trên tổng sản lượng gạo thu hoạch là 30 triệu tấn trong năm 2011. Tỷ lệ gạo xuất khẩu chiếm 25% trên tổng sản lượng gạo, nhưng so tổng sản lượng lương thực quy thóc thì chỉ chiếm 10% và tỷ lệ này chắc chắn là một tỷ lệ khó vượt.
Với diện tích canh tác giới hạn và có xu hướng thu hẹp do phát triển công nghiệp, do biến đổi khí hậu..., sản lượng gạo thặng dư để xuất khẩu có thể giảm dần theo thời gian khi dân số tăng lên. Nếu chỉ dựa vào đất, ai biết được rằng trong bao nhiêu năm nữa, sự gia tăng dân số sẽ "ngốn" hết phần gạo thặng dư sản xuất được để rồi sau đó, mọi nỗ lực của chúng ta sẽ chỉ nhằm tự túc lương thực như những nước đông dân khác đã gặp phải trên bước đường công nghiệp hóa, cho dù cơ cấu bữa ăn có thay đổi?
Tuy nhiên, điều may mắn là chúng ta còn có biển. Biển không những cho chúng ta nguồn dự trữ lương thực bổ sung dồi dào, biển còn cho chúng ta nguồn tài nguyên và năng lượng quý giá thiết yếu cho tiến trình công nghiệp hóa và hiện đại hóa đất nước. Dầu khí là bằng chứng cho thấy sự giàu có của thềm lục địa Việt Nam. Theo tài liệu của Tổng công ty Dầu khí, tổng trữ lượng dự báo địa chất của thềm lục địa Việt Nam là khoảng 10 tỉ tấn dầu, trữ lượng khai thác khoảng 4-5 tỉ tấn, trữ lượng khí đồng hành khoảng 200-300 tỉ m3. Đó chính là chỗ dựa của tương lai công nghiệp Việt Nam, buộc chúng ta phải có nhận thức rõ ràng hơn về mối quan hệ gắn bó của biển với lợi ích sinh tử lâu dài của Tổ quốc.
Bốn ngàn năm trước, để giúp nhân dân an toàn khai thác biển, vua Hùng đã chỉ cho kỹ thuật vẽ mình. Ngày nay, trong tình hình mới, chúng ta vừa khai thác biển vừa phải bảo vệ biển. Tình hình mới đặt ra những yêu cầu mới. Chúng ta không chỉ cần công nghệ cao hơn, phương tiện hiện đại tối tân hơn, con người được trang bị kiến thức kỹ năng cao hơn mà còn cần đến ý chí kiên định của toàn thể cộng đồng dân tộc trong việc bảo vệ toàn vẹn lãnh hải, thềm lục địa, bảo vệ an toàn cho ngư dân, cho những người khai thác khoáng sản và dầu mỏ trên thềm lục địa của chúng ta. Cần rút ra được bài học từ sai lầm trong quá khứ.
Một trăm năm mươi năm trước, vua Tự Đức, quên rằng Việt Nam là một quốc gia biển, đã bỏ ngoài tai những kiến nghị phát triển lực lượng hải quân và thương thuyền của Nguyễn Trường Tộ, tiếp tục theo đuổi chính sách bế quan tỏa cảng, không giao lưu với phương Tây, ôm chặt ảo tưởng về sự an toàn của vương triều đằng sau các bức tường thành khép kín. Chính sách đóng cửa một mặt làm nước ta mất đi một lực lượng hải quân hùng mạnh với những chiến thuyền tuy nhỏ nhưng trang bị hiện đại từng tung hoành ở Biển Đông, đánh bại các hạm đội phương Tây trong suốt hai thế kỷ từ thời Trịnh - Nguyễn phân tranh đến thời Quang Trung hoàng đế, mặt khác làm tan rã giấc mơ - và cơ hội - có một đội thương thuyền lớn ngang dọc trên các đại dương. Cái giá phải trả quá đắt: một trăm năm mất nước và một trăm năm lạc hậu về công nghệ đóng tàu.
Gần hai mươi năm trước, ông Lưu Văn Lợi, nguyên Trưởng ban Biên giới hải đảo của Chính phủ cũng đã đề xuất rằng thế đi lên của nước ta là phải dựa trên hai chân: đất liền và biển. Ông kêu gọi "cần có một kế hoạch hoàn chỉnh phát triển kinh tế, bảo đảm an ninh đất nước, vạch chiến lược biển cũng như vạch một chiến lược cho đất liền".
Một chiến lược biển lâu dài, đó là điều hết sức sinh tử cho sự cường thịnh của tổ quốc, nhưng để hoàn thành được các mục tiêu chiến lược cho từng giai đoạn lịch sử, chúng ta phải nhanh chóng xây dựng, ngay từ hôm nay, nguồn tài chính cộng đồng cho chiến lược biển. Chúng ta cần có một Quỹ Biển Đông.
Thử hình dung mỗi người dân Việt mỗi ngày dành dụm đóng góp vào Quỹ Biển Đông chỉ một ngàn đồng, sau năm năm, Quỹ Biển Đông sẽ có được một số tiền không nhỏ là trên 150 ngàn tỉ đồng. Với số tiền này, cùng với Nhà nước và các doanh nghiệp Việt Nam, chắc chắn Quỹ Biển Đông sẽ chung sức làm được nhiều việc: huấn luyện ngư dân và đào tạo đội ngũ khai thác tài nguyên biển, trang bị máy móc, thiết bị hiện đại cho đánh bắt và khai thác tài nguyên trên biển và trong thềm lục địa, tổ chức nghiên cứu biển, thềm lục địa, xây dựng một đội thương thuyền Việt Nam xứng đáng với tầm cỡ một quốc gia biển, phát triển lực lượng hải quân, không quân cùng hệ thống phòng thủ và bảo vệ lãnh thổ, lãnh hải trên các hải đảo và ven biển, bảo vệ môi trường và sự đa dạng sinh học biển... Nhưng điều quan trọng của Quỹ Biển Đông không chỉ là nguồn tài chính. Sự ra đời của Quỹ Biển Đông khẳng định sự đoàn kết, thống nhất ý chí của toàn thể cộng đồng dân tộc Việt cả trong nước lẫn ngoài nước trong quyết tâm bảo vệ và phát triển đất nước, tiến đến một tương lai cường thịnh.
Những sự tranh chấp gần đây ở Biển Đông cho thấy tham vọng về lãnh thổ - thực chất là tham vọng về nguồn năng lượng dầu hỏa - và chính sách pháo hạm của Trung Quốc đang đe dọa thổi bùng lò lửa chiến tranh ở Biển Đông. Chiến tranh chắc hẳn là một điều chẳng lành và không ai muốn, nhưng hòa bình ở Biển Đông cũng chắc chắn không thể có được bằng sự nhượng bộ đơn phương của một bên yếu hơn. Một sự lùi bước như thế về lâu về dài sẽ trở thành điều kiện dẫn đến chiến tranh sau này, khi mọi sự tức nước vỡ bờ. Lý thuyết về cửa sổ phá vỡ cho thấy rằng bất cứ một cửa sổ vỡ nào cũng cần được vá lại ngay, trước khi cửa sổ thứ hai bị ném vỡ.
Mỗi nước trong vùng cũng cần có ý chí và hành động kiên quyết bảo vệ từng tấc đất, từng hòn đảo thuộc lãnh thổ, lãnh hải của mình, cũng là góp phần bảo vệ luật pháp, công ước quốc tế về Biển Đông. Cuộc tranh chấp trên Biển Đông hiện nay phảng phất mô hình chiến lược đối kháng Liên Hoành - Hợp Tung thời Chiến quốc giữa Tần và sáu nước Tề, Ngụy, Triệu, Hàn, Yên, Sở mà thành công của Hợp Tung phải dựa vào sự đồng tâm hiệp lực và đoàn kết nhất trí của các nước nhỏ hơn liên kết lại. ASEAN và mỗi quốc gia Biển Đông trong ASEAN có thể sẽ cùng nhau bảo vệ được hòa bình và chủ quyền lãnh thổ lãnh hải của mình nếu học được kinh nghiệm đáng giá đó.
Xây dựng một Biển Đông hòa bình cũng chính là xây dựng một Biển Đông thịnh vượng ở đó các công ước và luật quốc tế cần được tôn trọng và thực thi, chủ quyền và quyền chủ quyền hợp pháp chính đáng của mỗi nước cần được các nước khác tôn trọng căn cứ vào lịch sử, đạo lý chứ không phải dựa trên sức mạnh. Cuối cùng, các quốc gia có lợi ích trong khu vực sẽ cùng nhận thức một cách đúng đắn rằng nguồn năng lượng mà họ cần sẽ có được dễ dàng hơn, hiệu quả hơn và phù hợp với đạo lý hơn với tư cách một người bạn hàng, một đối tác chứ không phải một kẻ xâm lược. Tiến hành chiến tranh để chiếm đoạt nguồn năng lượng của người khác chắn chắn sẽ tốn kém hơn rất nhiều lần chi phí mua nó một cách sòng phẳng và công bằng.
Hậu duệ của những người con vua Rồng ngày nay đang hướng về biển. Lịch sử lặp lại, nhưng với một tầm vóc mới. Ngày xưa, biển đã che chắn, ấp ủ những hạt giống văn minh đầu tiên của dân tộc Việt. Bây giờ, biển đang cung cấp những nguồn năng lượng quý giá cần thiết cho sự đâm chồi, nảy lộc của những hạt giống đó. Một bình minh công nghiệp của Việt Nam đang ló dạng từ Biển Đông. Biển Đông, đó là tương lai của chúng ta.
Nguồn: Doanh nhân Sài Gòn Cuối tuần

Thứ Ba, 31 tháng 7, 2012

Trung Quốc chỉ có đến đây!!!

Xem tấm bản đồ của Trung Quốc mới được cập nhật thấy cái ông hàng xóm của mình quá đáng không chịu nổi. Bà con ta phải đăng thật nhiều tấm bản đồ này với khẩu hiệu: Trung Quốc chỉ có đến đây!!!
Treo bản đồ này trong nhà để đời đời con cháu không nhầm lẫn với của anh, của tôi, của chúng ta.
Mời các bạn xem thật kỹ và ghi nhớ, chú ý phần phía bắc khu vực Cao Bằng, Hà Giang...:

Trung Quốc chỉ có tới đây (China map 1905).

Chủ Nhật, 17 tháng 6, 2012

Thứ Ba, 22 tháng 5, 2012

7 điều không nên làm ngay sau khi ăn trứng


Có một số điều không nên thực hiện ngay sau khi ăn trứng để tránh những tổn hại cho sức khỏe.

1. Không ăn đường

Không nên chế biến trứng cùng với bột ngọt (mỳ chính) là điều mà chắc hẳn rất nhiều người đã biết. Nhưng có thể nhiều chị em không biết rằng trứng không nên nấu chín cùng với đường hoặc không dùng đường ngay sau khi ăn trứng. Ở nhiều nơi thậm chí còn có thói quen chế biến món thịt kho trứng với đường thắng để lấy màu. Trong thực tế, điều này sẽ làm cho protein axit amin fructose trong trứng tiếp hợp với lysine. Chất này khó hấp thu bởi cơ thể, như thế sẽ tạo ra các hiệu ứng y tế bất lợi.

2. Không ăn quả hồng

Ăn hồng ngay sau khi ăn trứng là một trong những nguyên nhân ngộ độc thực phẩm và viêm dạ dày ruột cấp tính. Sau khi ăn 1 – 2 giờ bạn có thể bị nôn mửa. Khi đó cần uống ngay lập tức dung dịch bao gồm 20g muối và 200ml nước sôi. Nếu bạn không nôn, bạn cần phải uống nhiều lần để thúc đẩy nôn mửa. Hoặc bạn cũng có thể sử dụng nước ép gừng tươi hòa lẫn với nước ấm. Sau đó bạn vẫn cần phải uống thuốc nhuận tràng để đào thải những chất độc hại trong cơ thể.

3. Không uống sữa đậu nành

Mỗi buổi sáng thức dậy, một số mẹ cẩn thận chuẩn bị bữa sáng cho con. Muốn con cái đầy đủ dinh dưỡng từ sáng sớm nên rất nhiều mẹ chuẩn bị khẩu phần bao gồm trứng chiên và cốc sữa đậu nành. Trẻ cũng thường uống sữa sau khi ăn trứng để làm dịu cơn khát của chúng.
Trong thực tế, sữa đậu nành có chứa protein thực vật, chất béo, carbohydrate, chất dinh dưỡng, bao gồm vitamin, khoáng chất… có tác dụng bổ dưỡng rất tốt. Sữa đậu nành còn chứa chất ức chế trypsin, có thể ức chế hoạt động của con người, ảnh hưởng đến tiêu hóa và hấp thụ protein trong cơ thể người. Nếu ăn trứng cùng với uống sữa đậu nành thì protein trong trứng có thể kết hợp với trypsin trong sữa đậu nành làm cho quá trình phân hủy protein bị cản trở và làm giảm tỷ lệ hấp thụ protein trong cơ thể.
Ngoài ra, trong sữa đậu nành có protidaza gây kiềm chế protein trong trứng gà, ảnh hưởng tiêu hóa.

4. Không ăn thịt ngỗng, thịt thỏ
Không nên ăn thịt ngỗng, thịt thỏ ngay sau khi ăn trứng, nguyên nhân là bởi vì thịt thỏ, thịt ngỗng ngọt, tính hàn, trứng cũng thuộc nhóm thực phẩm này, cả hai đều có chứa một số chất có hoạt tính sinh học khi ăn với nhau sẽ xảy ra phản ứng kích thích đường tiêu hóa, gây tiêu chảy.

5. Không ăn thịt rùa
Khi ăn trứng có rất nhiều điều cấm kỵ mà bạn cần đặc biệt lưu ý. Ví dụ như ăn trứng cùng lúc với thịt rùa có thể dẫn đến ngộ độc thực phẩm. Đặc biệt là những người mệt mỏi, cảm lạnh càng không nên ăn. Đối với phụ nữ mang thai, tiêu hóa đôi khi không tốt cũng không thích hợp với cách ăn này.

6. Không uống các loại thuốc chống viêm
Trứng rất giàu protein, trong khi các chứng viêm trong cơ thể lại liên quan đến lượng protein. Vì vậy, khi bắt đầu tình trạng viêm, nhớ không uống thuốc sau khi ăn trứng. Đặc biệt là các bệnh tiêu hóa, tiêu chảy, có thể thậm chí không ăn trứng.
Trứng có chứa protein sẽ làm tăng gánh nặng cho dạ dày, ảnh hưởng tương đối đến sự hấp thu và tiêu hóa.
7. Không uống trà
Người dân Việt Nam thường có thói quen uống chè đặc sau bữa ăn .Vì cho rằng nước chè giúp miệng sạch, và giúp hỗ trợ tiêu hoá. Nhưng thực ra mọi thứ lại hoàn toàn ngược lại. Uống trà ngay sau khi ăn trứng là gây hại cho cơ thể. 
Trà chứa nhiều axit tannic kết hợp với protein tạo thành protein axit tannic làm chậm hoạt động của nhu động ruột, kéo dài thời gian lưu trữ phân trong ruột, không chỉ là nguyên nhân gây ra táo bón mà còn làm tăng nguy cơ tích trữ các chất có hại cho cơ thể và gây ra chất ung thư bất lợi tác động xấu đối với sức khỏe con người.
Eva.vn

Thứ Hai, 12 tháng 3, 2012

MAJKA - Cô bé từ trên trời rơi xuống


Số phận cay đắng của Majka từ Gurun:
Chồng đã đánh đập và cưỡng hiếp cô. Mất các con và rơi vào nghiện rượu.
Dara Rolins và Zuzana Pravňanská, những ngôi sao tuổi teen nổi tiếng nhất Slovakia
Top of Form


Là một cô bé, người ngoài hành tinh, Majka biết bay và đi lại trên mặt nước. Cuộc sống kỳ diệu của ngôi sao nhí Zuzana Pravňanské (44 tuổi) đã kết thúc mãi mãi với loạt phim nhiều tập mang tính biểu tượng Từ trên trời rơi xuống. Bộ phim được đánh giá cao trong thời gian đó không chỉ ở Tiệp Khắc mà còn ở Na Uy, Liên Xô, Đức, Hungary và Việt Nam.

Cuộc sống quả đã không vuốt ve cô Majka bé nhỏ. Cô đã không học xong trường nghề. Ngay khi chưa đến tuổi thành niên cô đã bị bạn trai cưỡng hiếp, bỏ đi lang thang trên các đường phố. 18 tuổi kết hôn. Cô tưởng rằng sẽ có khởi đầu tốt nhất trong cuộc sống. Lần đầu tiên cô mang thai trong đêm tân hôn. Cuộc hôn nhân của cô trở thành một bi kịch kinh dị đầy ắp các cuộc cãi lộn, bị đánh đập và hãm hiếp. Lần đầu tiên cô bị chồng đánh khi còn mang thai.
Về cuộc sống của mình, cựu ngôi sao nhí trong một cuộc phỏng vấn cách đây bảy năm đã tâm sự: "Chồng tôi có lần đến và đánh tôi. Cú đòn đầu tiên mạnh tới mức tôi văng sang phía bên kia phòng. Tôi ôm bụng để bảo vệ cho cái thai. Sau này, anh ta làm điều đó một lần nữa và một lần nữa mỗi ngày "Họ có các con gái Zuzanka, Klaudia và con trai Števko. Nhưng địa ngục vẫn tiếp tục. "Khi lần đầu tiên bị cưỡng hiếp, tôi đã đi báo cho cảnh sát", cô thú nhận sau từng ấy năm.
Cuối cùng Zuzana mất quyền nuôi con. Người chồng trước tiên dành mất con gái đầu Zuzanka. Nói gọn hơn là không trả lại. Một vài năm sau đó, theo cùng một cách, anh ta mang đứa thứ hai Klaudii từ bệnh viện đi. Tôi đã phải đưa cháu đi bệnh viện kiểm tra sức khỏe. Và anh ta đã đánh cắp cháu từ bệnh viện. Y tá giao cho anh ta khi nghe nói rằng cha và sẽ đưa cháu về nhà”, Zuzana phân trần. Cha mẹ chồng không thể nuôi dạy được các cháu và cuối cùng cả hai cháu gái phải vào Côi nhi viện. "Họ đã không trả các con cho tôi. Giáo viên chăm sóc khẳng định rằng ở Côi nhi viện  các cháu sẽ được tốt hơn”, cô nói.
Sau một thời gian, khi đã chấp nhận được với thực tế rằng cô bị mất tất cả các con, một người đàn ông khác xuất hiện đến với cô. Anh đã không may qua đời sớm. Zuzana bắt đầu xua đi nỗi buồn của mình bằng rượu dần phát triển thành con nghiện. Không ai biết nơi sống hiện nay của cô. Lần cuối, cách đây vài năm người ta thấy cô trong một quán ăn nhanh Tầu (Bistro), đang làm bồi bàn. Việc cô có thể trở lại được cuộc sống bình thường không, hy vọng nằm trên những vì sao.

Thứ Sáu, 20 tháng 1, 2012

Nhâm Thìn - 2012


Đón Tết Nhân Thìn
Sức khỏe giữ gìn
Tiền vào kìn kìn

Lộc nhiều như nước
Danh đường phía trước
Vững vàng tiến bước

Yên bình thời cuộc
Ít mất, nhiều được
Đi xuôi, về ngược
An khang thịnh vượng.