Xây dựng một
Biển Đông hòa bình cũng chính là xây dựng một Biển Đông thịnh vượng ở
đó các công ước và luật quốc tế cần được tôn trọng và thực thi, chủ
quyền và quyền chủ quyền hợp pháp chính đáng của mỗi nước cần được các
nước khác tôn trọng căn cứ vào lịch sử, đạo lý chứ không phải dựa trên
sức mạnh.
Cuối cùng, các
quốc gia có lợi ích trong khu vực sẽ cùng nhận thức một cách đúng đắn
rằng nguồn năng lượng mà họ cần sẽ có được dễ dàng hơn, hiệu quả hơn và
phù hợp với đạo lý hơn với tư cách một người bạn hàng, một đối tác chứ
không phải một kẻ xâm lược.
Việt Nam có một quá khứ biển. Tổ tiên của chúng ta, những người con
của vua Rồng, bốn ngàn năm trước đã theo cha đi về biển. Nền văn minh
Văn Lang gắn liền với biển và tục vẽ mình của tổ tiên ta là bằng chứng
cho thấy hoạt động kinh tế chủ yếu của dân tộc ta thời ấy là khai thác
sông nước, khai thác biển. Sử sách cổ đại đã mô tả nhân dân ta như là
những người "thông thạo thủy tánh, bơi lội như rái cá".
Trong khi nhiều dân tộc trên thế giới gọi quốc gia mình là đất, dân tộc Việt Nam có lẽ là dân tộc duy nhất gọi quốc gia mình là nước. Sông, biển không những là không gian sinh tồn quý giá đã nuôi dưỡng giống nòi Việt qua bao đời nay, sông, biển còn là lá chắn của độc lập dân tộc. Trong suốt lịch sử giữ nước, sức mạnh thủy quân Việt Nam, biểu lộ qua những chiến công chói lọi mang tên Bạch Đằng, Như Nguyệt, Chương Dương, Hàm Tử, Rạch Gầm... luôn luôn là yếu tố rất quyết định trong việc đánh bại ngoại xâm, bảo vệ toàn vẹn đất nước.
Ngày nay dân tộc Việt có một dải đất đẹp đẽ rộng trên 330 ngàn cây số vuông nằm ven bờ Biển Đông, tựa lưng vào Trường Sơn, chạy dài từ dãy Nam Quan đến mũi Cà Mau, với gần 3.300 cây số bờ biển. Nhưng có bao nhiêu sách giáo khoa địa lý dạy con em chúng ta rằng Việt Nam còn có biển, có một thềm lục địa rộng trên 2 triệu cây số vuông, gấp bảy lần diện tích của đất liền, có một vùng đặc quyền kinh tế biển rộng trên 1 triệu cây số vuông, rằng chúng ta có trên 4.000 đảo lớn nhỏ, trong đó Phú Quốc có diện tích xấp xỉ Singapore, quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa giàu khoáng sản, dầu lửa, khí đốt. Hình như có lúc nào đó chúng ta đã quên biển và biển đã trở nên xa lạ và thù nghịch.
Có một lúc nào đó, chúng ta chỉ biết cố sức chắt từng giọt sữa từ đất mẹ. Nhưng với 90 triệu dân, chúng ta chỉ có được 7,7 triệu hécta đất canh tác, bình quân mỗi đầu người dân Việt chỉ có 0,085 hécta, mỗi nông dân có 0,2 hécta, thấp xa so với tiêu chuẩn đất canh tác tối thiểu quy định bởi Liên Hiệp Quốc là 0,4 hécta. Hiện nay, chúng ta có thể tự hào là một trong những nước xuất khẩu gạo hàng đầu trên thế giới với 7 triệu tấn gạo xuất khẩu trên tổng sản lượng gạo thu hoạch là 30 triệu tấn trong năm 2011. Tỷ lệ gạo xuất khẩu chiếm 25% trên tổng sản lượng gạo, nhưng so tổng sản lượng lương thực quy thóc thì chỉ chiếm 10% và tỷ lệ này chắc chắn là một tỷ lệ khó vượt.
Với diện tích canh tác giới hạn và có xu hướng thu hẹp do phát triển công nghiệp, do biến đổi khí hậu..., sản lượng gạo thặng dư để xuất khẩu có thể giảm dần theo thời gian khi dân số tăng lên. Nếu chỉ dựa vào đất, ai biết được rằng trong bao nhiêu năm nữa, sự gia tăng dân số sẽ "ngốn" hết phần gạo thặng dư sản xuất được để rồi sau đó, mọi nỗ lực của chúng ta sẽ chỉ nhằm tự túc lương thực như những nước đông dân khác đã gặp phải trên bước đường công nghiệp hóa, cho dù cơ cấu bữa ăn có thay đổi?
Tuy nhiên, điều may mắn là chúng ta còn có biển. Biển không những cho chúng ta nguồn dự trữ lương thực bổ sung dồi dào, biển còn cho chúng ta nguồn tài nguyên và năng lượng quý giá thiết yếu cho tiến trình công nghiệp hóa và hiện đại hóa đất nước. Dầu khí là bằng chứng cho thấy sự giàu có của thềm lục địa Việt Nam. Theo tài liệu của Tổng công ty Dầu khí, tổng trữ lượng dự báo địa chất của thềm lục địa Việt Nam là khoảng 10 tỉ tấn dầu, trữ lượng khai thác khoảng 4-5 tỉ tấn, trữ lượng khí đồng hành khoảng 200-300 tỉ m3. Đó chính là chỗ dựa của tương lai công nghiệp Việt Nam, buộc chúng ta phải có nhận thức rõ ràng hơn về mối quan hệ gắn bó của biển với lợi ích sinh tử lâu dài của Tổ quốc.
Bốn ngàn năm trước, để giúp nhân dân an toàn khai thác biển, vua Hùng đã chỉ cho kỹ thuật vẽ mình. Ngày nay, trong tình hình mới, chúng ta vừa khai thác biển vừa phải bảo vệ biển. Tình hình mới đặt ra những yêu cầu mới. Chúng ta không chỉ cần công nghệ cao hơn, phương tiện hiện đại tối tân hơn, con người được trang bị kiến thức kỹ năng cao hơn mà còn cần đến ý chí kiên định của toàn thể cộng đồng dân tộc trong việc bảo vệ toàn vẹn lãnh hải, thềm lục địa, bảo vệ an toàn cho ngư dân, cho những người khai thác khoáng sản và dầu mỏ trên thềm lục địa của chúng ta. Cần rút ra được bài học từ sai lầm trong quá khứ.
Một trăm năm mươi năm trước, vua Tự Đức, quên rằng Việt Nam là một quốc gia biển, đã bỏ ngoài tai những kiến nghị phát triển lực lượng hải quân và thương thuyền của Nguyễn Trường Tộ, tiếp tục theo đuổi chính sách bế quan tỏa cảng, không giao lưu với phương Tây, ôm chặt ảo tưởng về sự an toàn của vương triều đằng sau các bức tường thành khép kín. Chính sách đóng cửa một mặt làm nước ta mất đi một lực lượng hải quân hùng mạnh với những chiến thuyền tuy nhỏ nhưng trang bị hiện đại từng tung hoành ở Biển Đông, đánh bại các hạm đội phương Tây trong suốt hai thế kỷ từ thời Trịnh - Nguyễn phân tranh đến thời Quang Trung hoàng đế, mặt khác làm tan rã giấc mơ - và cơ hội - có một đội thương thuyền lớn ngang dọc trên các đại dương. Cái giá phải trả quá đắt: một trăm năm mất nước và một trăm năm lạc hậu về công nghệ đóng tàu.
Gần hai mươi năm trước, ông Lưu Văn Lợi, nguyên Trưởng ban Biên giới hải đảo của Chính phủ cũng đã đề xuất rằng thế đi lên của nước ta là phải dựa trên hai chân: đất liền và biển. Ông kêu gọi "cần có một kế hoạch hoàn chỉnh phát triển kinh tế, bảo đảm an ninh đất nước, vạch chiến lược biển cũng như vạch một chiến lược cho đất liền".
Một chiến lược biển lâu dài, đó là điều hết sức sinh tử cho sự cường thịnh của tổ quốc, nhưng để hoàn thành được các mục tiêu chiến lược cho từng giai đoạn lịch sử, chúng ta phải nhanh chóng xây dựng, ngay từ hôm nay, nguồn tài chính cộng đồng cho chiến lược biển. Chúng ta cần có một Quỹ Biển Đông.
Thử hình dung mỗi người dân Việt mỗi ngày dành dụm đóng góp vào Quỹ Biển Đông chỉ một ngàn đồng, sau năm năm, Quỹ Biển Đông sẽ có được một số tiền không nhỏ là trên 150 ngàn tỉ đồng. Với số tiền này, cùng với Nhà nước và các doanh nghiệp Việt Nam, chắc chắn Quỹ Biển Đông sẽ chung sức làm được nhiều việc: huấn luyện ngư dân và đào tạo đội ngũ khai thác tài nguyên biển, trang bị máy móc, thiết bị hiện đại cho đánh bắt và khai thác tài nguyên trên biển và trong thềm lục địa, tổ chức nghiên cứu biển, thềm lục địa, xây dựng một đội thương thuyền Việt Nam xứng đáng với tầm cỡ một quốc gia biển, phát triển lực lượng hải quân, không quân cùng hệ thống phòng thủ và bảo vệ lãnh thổ, lãnh hải trên các hải đảo và ven biển, bảo vệ môi trường và sự đa dạng sinh học biển... Nhưng điều quan trọng của Quỹ Biển Đông không chỉ là nguồn tài chính. Sự ra đời của Quỹ Biển Đông khẳng định sự đoàn kết, thống nhất ý chí của toàn thể cộng đồng dân tộc Việt cả trong nước lẫn ngoài nước trong quyết tâm bảo vệ và phát triển đất nước, tiến đến một tương lai cường thịnh.
Những sự tranh chấp gần đây ở Biển Đông cho thấy tham vọng về lãnh thổ - thực chất là tham vọng về nguồn năng lượng dầu hỏa - và chính sách pháo hạm của Trung Quốc đang đe dọa thổi bùng lò lửa chiến tranh ở Biển Đông. Chiến tranh chắc hẳn là một điều chẳng lành và không ai muốn, nhưng hòa bình ở Biển Đông cũng chắc chắn không thể có được bằng sự nhượng bộ đơn phương của một bên yếu hơn. Một sự lùi bước như thế về lâu về dài sẽ trở thành điều kiện dẫn đến chiến tranh sau này, khi mọi sự tức nước vỡ bờ. Lý thuyết về cửa sổ phá vỡ cho thấy rằng bất cứ một cửa sổ vỡ nào cũng cần được vá lại ngay, trước khi cửa sổ thứ hai bị ném vỡ.
Mỗi nước trong vùng cũng cần có ý chí và hành động kiên quyết bảo vệ từng tấc đất, từng hòn đảo thuộc lãnh thổ, lãnh hải của mình, cũng là góp phần bảo vệ luật pháp, công ước quốc tế về Biển Đông. Cuộc tranh chấp trên Biển Đông hiện nay phảng phất mô hình chiến lược đối kháng Liên Hoành - Hợp Tung thời Chiến quốc giữa Tần và sáu nước Tề, Ngụy, Triệu, Hàn, Yên, Sở mà thành công của Hợp Tung phải dựa vào sự đồng tâm hiệp lực và đoàn kết nhất trí của các nước nhỏ hơn liên kết lại. ASEAN và mỗi quốc gia Biển Đông trong ASEAN có thể sẽ cùng nhau bảo vệ được hòa bình và chủ quyền lãnh thổ lãnh hải của mình nếu học được kinh nghiệm đáng giá đó.
Xây dựng một Biển Đông hòa bình cũng chính là xây dựng một Biển Đông thịnh vượng ở đó các công ước và luật quốc tế cần được tôn trọng và thực thi, chủ quyền và quyền chủ quyền hợp pháp chính đáng của mỗi nước cần được các nước khác tôn trọng căn cứ vào lịch sử, đạo lý chứ không phải dựa trên sức mạnh. Cuối cùng, các quốc gia có lợi ích trong khu vực sẽ cùng nhận thức một cách đúng đắn rằng nguồn năng lượng mà họ cần sẽ có được dễ dàng hơn, hiệu quả hơn và phù hợp với đạo lý hơn với tư cách một người bạn hàng, một đối tác chứ không phải một kẻ xâm lược. Tiến hành chiến tranh để chiếm đoạt nguồn năng lượng của người khác chắn chắn sẽ tốn kém hơn rất nhiều lần chi phí mua nó một cách sòng phẳng và công bằng.
Hậu duệ của những người con vua Rồng ngày nay đang hướng về biển. Lịch sử lặp lại, nhưng với một tầm vóc mới. Ngày xưa, biển đã che chắn, ấp ủ những hạt giống văn minh đầu tiên của dân tộc Việt. Bây giờ, biển đang cung cấp những nguồn năng lượng quý giá cần thiết cho sự đâm chồi, nảy lộc của những hạt giống đó. Một bình minh công nghiệp của Việt Nam đang ló dạng từ Biển Đông. Biển Đông, đó là tương lai của chúng ta.
Trong khi nhiều dân tộc trên thế giới gọi quốc gia mình là đất, dân tộc Việt Nam có lẽ là dân tộc duy nhất gọi quốc gia mình là nước. Sông, biển không những là không gian sinh tồn quý giá đã nuôi dưỡng giống nòi Việt qua bao đời nay, sông, biển còn là lá chắn của độc lập dân tộc. Trong suốt lịch sử giữ nước, sức mạnh thủy quân Việt Nam, biểu lộ qua những chiến công chói lọi mang tên Bạch Đằng, Như Nguyệt, Chương Dương, Hàm Tử, Rạch Gầm... luôn luôn là yếu tố rất quyết định trong việc đánh bại ngoại xâm, bảo vệ toàn vẹn đất nước.
Ngày nay dân tộc Việt có một dải đất đẹp đẽ rộng trên 330 ngàn cây số vuông nằm ven bờ Biển Đông, tựa lưng vào Trường Sơn, chạy dài từ dãy Nam Quan đến mũi Cà Mau, với gần 3.300 cây số bờ biển. Nhưng có bao nhiêu sách giáo khoa địa lý dạy con em chúng ta rằng Việt Nam còn có biển, có một thềm lục địa rộng trên 2 triệu cây số vuông, gấp bảy lần diện tích của đất liền, có một vùng đặc quyền kinh tế biển rộng trên 1 triệu cây số vuông, rằng chúng ta có trên 4.000 đảo lớn nhỏ, trong đó Phú Quốc có diện tích xấp xỉ Singapore, quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa giàu khoáng sản, dầu lửa, khí đốt. Hình như có lúc nào đó chúng ta đã quên biển và biển đã trở nên xa lạ và thù nghịch.
Có một lúc nào đó, chúng ta chỉ biết cố sức chắt từng giọt sữa từ đất mẹ. Nhưng với 90 triệu dân, chúng ta chỉ có được 7,7 triệu hécta đất canh tác, bình quân mỗi đầu người dân Việt chỉ có 0,085 hécta, mỗi nông dân có 0,2 hécta, thấp xa so với tiêu chuẩn đất canh tác tối thiểu quy định bởi Liên Hiệp Quốc là 0,4 hécta. Hiện nay, chúng ta có thể tự hào là một trong những nước xuất khẩu gạo hàng đầu trên thế giới với 7 triệu tấn gạo xuất khẩu trên tổng sản lượng gạo thu hoạch là 30 triệu tấn trong năm 2011. Tỷ lệ gạo xuất khẩu chiếm 25% trên tổng sản lượng gạo, nhưng so tổng sản lượng lương thực quy thóc thì chỉ chiếm 10% và tỷ lệ này chắc chắn là một tỷ lệ khó vượt.
Với diện tích canh tác giới hạn và có xu hướng thu hẹp do phát triển công nghiệp, do biến đổi khí hậu..., sản lượng gạo thặng dư để xuất khẩu có thể giảm dần theo thời gian khi dân số tăng lên. Nếu chỉ dựa vào đất, ai biết được rằng trong bao nhiêu năm nữa, sự gia tăng dân số sẽ "ngốn" hết phần gạo thặng dư sản xuất được để rồi sau đó, mọi nỗ lực của chúng ta sẽ chỉ nhằm tự túc lương thực như những nước đông dân khác đã gặp phải trên bước đường công nghiệp hóa, cho dù cơ cấu bữa ăn có thay đổi?
Tuy nhiên, điều may mắn là chúng ta còn có biển. Biển không những cho chúng ta nguồn dự trữ lương thực bổ sung dồi dào, biển còn cho chúng ta nguồn tài nguyên và năng lượng quý giá thiết yếu cho tiến trình công nghiệp hóa và hiện đại hóa đất nước. Dầu khí là bằng chứng cho thấy sự giàu có của thềm lục địa Việt Nam. Theo tài liệu của Tổng công ty Dầu khí, tổng trữ lượng dự báo địa chất của thềm lục địa Việt Nam là khoảng 10 tỉ tấn dầu, trữ lượng khai thác khoảng 4-5 tỉ tấn, trữ lượng khí đồng hành khoảng 200-300 tỉ m3. Đó chính là chỗ dựa của tương lai công nghiệp Việt Nam, buộc chúng ta phải có nhận thức rõ ràng hơn về mối quan hệ gắn bó của biển với lợi ích sinh tử lâu dài của Tổ quốc.
Bốn ngàn năm trước, để giúp nhân dân an toàn khai thác biển, vua Hùng đã chỉ cho kỹ thuật vẽ mình. Ngày nay, trong tình hình mới, chúng ta vừa khai thác biển vừa phải bảo vệ biển. Tình hình mới đặt ra những yêu cầu mới. Chúng ta không chỉ cần công nghệ cao hơn, phương tiện hiện đại tối tân hơn, con người được trang bị kiến thức kỹ năng cao hơn mà còn cần đến ý chí kiên định của toàn thể cộng đồng dân tộc trong việc bảo vệ toàn vẹn lãnh hải, thềm lục địa, bảo vệ an toàn cho ngư dân, cho những người khai thác khoáng sản và dầu mỏ trên thềm lục địa của chúng ta. Cần rút ra được bài học từ sai lầm trong quá khứ.
Một trăm năm mươi năm trước, vua Tự Đức, quên rằng Việt Nam là một quốc gia biển, đã bỏ ngoài tai những kiến nghị phát triển lực lượng hải quân và thương thuyền của Nguyễn Trường Tộ, tiếp tục theo đuổi chính sách bế quan tỏa cảng, không giao lưu với phương Tây, ôm chặt ảo tưởng về sự an toàn của vương triều đằng sau các bức tường thành khép kín. Chính sách đóng cửa một mặt làm nước ta mất đi một lực lượng hải quân hùng mạnh với những chiến thuyền tuy nhỏ nhưng trang bị hiện đại từng tung hoành ở Biển Đông, đánh bại các hạm đội phương Tây trong suốt hai thế kỷ từ thời Trịnh - Nguyễn phân tranh đến thời Quang Trung hoàng đế, mặt khác làm tan rã giấc mơ - và cơ hội - có một đội thương thuyền lớn ngang dọc trên các đại dương. Cái giá phải trả quá đắt: một trăm năm mất nước và một trăm năm lạc hậu về công nghệ đóng tàu.
Gần hai mươi năm trước, ông Lưu Văn Lợi, nguyên Trưởng ban Biên giới hải đảo của Chính phủ cũng đã đề xuất rằng thế đi lên của nước ta là phải dựa trên hai chân: đất liền và biển. Ông kêu gọi "cần có một kế hoạch hoàn chỉnh phát triển kinh tế, bảo đảm an ninh đất nước, vạch chiến lược biển cũng như vạch một chiến lược cho đất liền".
Một chiến lược biển lâu dài, đó là điều hết sức sinh tử cho sự cường thịnh của tổ quốc, nhưng để hoàn thành được các mục tiêu chiến lược cho từng giai đoạn lịch sử, chúng ta phải nhanh chóng xây dựng, ngay từ hôm nay, nguồn tài chính cộng đồng cho chiến lược biển. Chúng ta cần có một Quỹ Biển Đông.
Thử hình dung mỗi người dân Việt mỗi ngày dành dụm đóng góp vào Quỹ Biển Đông chỉ một ngàn đồng, sau năm năm, Quỹ Biển Đông sẽ có được một số tiền không nhỏ là trên 150 ngàn tỉ đồng. Với số tiền này, cùng với Nhà nước và các doanh nghiệp Việt Nam, chắc chắn Quỹ Biển Đông sẽ chung sức làm được nhiều việc: huấn luyện ngư dân và đào tạo đội ngũ khai thác tài nguyên biển, trang bị máy móc, thiết bị hiện đại cho đánh bắt và khai thác tài nguyên trên biển và trong thềm lục địa, tổ chức nghiên cứu biển, thềm lục địa, xây dựng một đội thương thuyền Việt Nam xứng đáng với tầm cỡ một quốc gia biển, phát triển lực lượng hải quân, không quân cùng hệ thống phòng thủ và bảo vệ lãnh thổ, lãnh hải trên các hải đảo và ven biển, bảo vệ môi trường và sự đa dạng sinh học biển... Nhưng điều quan trọng của Quỹ Biển Đông không chỉ là nguồn tài chính. Sự ra đời của Quỹ Biển Đông khẳng định sự đoàn kết, thống nhất ý chí của toàn thể cộng đồng dân tộc Việt cả trong nước lẫn ngoài nước trong quyết tâm bảo vệ và phát triển đất nước, tiến đến một tương lai cường thịnh.
Những sự tranh chấp gần đây ở Biển Đông cho thấy tham vọng về lãnh thổ - thực chất là tham vọng về nguồn năng lượng dầu hỏa - và chính sách pháo hạm của Trung Quốc đang đe dọa thổi bùng lò lửa chiến tranh ở Biển Đông. Chiến tranh chắc hẳn là một điều chẳng lành và không ai muốn, nhưng hòa bình ở Biển Đông cũng chắc chắn không thể có được bằng sự nhượng bộ đơn phương của một bên yếu hơn. Một sự lùi bước như thế về lâu về dài sẽ trở thành điều kiện dẫn đến chiến tranh sau này, khi mọi sự tức nước vỡ bờ. Lý thuyết về cửa sổ phá vỡ cho thấy rằng bất cứ một cửa sổ vỡ nào cũng cần được vá lại ngay, trước khi cửa sổ thứ hai bị ném vỡ.
Mỗi nước trong vùng cũng cần có ý chí và hành động kiên quyết bảo vệ từng tấc đất, từng hòn đảo thuộc lãnh thổ, lãnh hải của mình, cũng là góp phần bảo vệ luật pháp, công ước quốc tế về Biển Đông. Cuộc tranh chấp trên Biển Đông hiện nay phảng phất mô hình chiến lược đối kháng Liên Hoành - Hợp Tung thời Chiến quốc giữa Tần và sáu nước Tề, Ngụy, Triệu, Hàn, Yên, Sở mà thành công của Hợp Tung phải dựa vào sự đồng tâm hiệp lực và đoàn kết nhất trí của các nước nhỏ hơn liên kết lại. ASEAN và mỗi quốc gia Biển Đông trong ASEAN có thể sẽ cùng nhau bảo vệ được hòa bình và chủ quyền lãnh thổ lãnh hải của mình nếu học được kinh nghiệm đáng giá đó.
Xây dựng một Biển Đông hòa bình cũng chính là xây dựng một Biển Đông thịnh vượng ở đó các công ước và luật quốc tế cần được tôn trọng và thực thi, chủ quyền và quyền chủ quyền hợp pháp chính đáng của mỗi nước cần được các nước khác tôn trọng căn cứ vào lịch sử, đạo lý chứ không phải dựa trên sức mạnh. Cuối cùng, các quốc gia có lợi ích trong khu vực sẽ cùng nhận thức một cách đúng đắn rằng nguồn năng lượng mà họ cần sẽ có được dễ dàng hơn, hiệu quả hơn và phù hợp với đạo lý hơn với tư cách một người bạn hàng, một đối tác chứ không phải một kẻ xâm lược. Tiến hành chiến tranh để chiếm đoạt nguồn năng lượng của người khác chắn chắn sẽ tốn kém hơn rất nhiều lần chi phí mua nó một cách sòng phẳng và công bằng.
Hậu duệ của những người con vua Rồng ngày nay đang hướng về biển. Lịch sử lặp lại, nhưng với một tầm vóc mới. Ngày xưa, biển đã che chắn, ấp ủ những hạt giống văn minh đầu tiên của dân tộc Việt. Bây giờ, biển đang cung cấp những nguồn năng lượng quý giá cần thiết cho sự đâm chồi, nảy lộc của những hạt giống đó. Một bình minh công nghiệp của Việt Nam đang ló dạng từ Biển Đông. Biển Đông, đó là tương lai của chúng ta.
Nguồn: Doanh nhân Sài Gòn Cuối tuần
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét